Trong giai đoạn phát triển nóng của bóng đá Việt Nam những năm 2008-2012, những vụ mua bán đội bóng rồi chuyển “hộ khẩu” từ địa phương này sang địa phương khác diễn ra như cơm bữa. Nhưng những “cuộc tình bóng đá” này không mang đến hạnh phúc.
Trường hợp chuyển “hộ khẩu” đầu tiên là CLB Đông Á TP.HCM (tiền thân là CLB Công an TP.HCM) sau khi đội bóng V-League này bị đánh xuống hạng ở mùa giải 2005 vì nghi án hối lộ mua điểm và được chuyển giao về cho tập đoàn Đồng Tâm của bầu Thắng trước khi đổi tên thành CLB Sơn Đồng Tâm Long An. Chơi ở giải hạng Nhất đến năm 2007, Sơn Đồng Tâm Long An được bán cho ông bầu Hoàng Mạnh Trường và lại được chuyển về Ninh Bình cùng tên gọi mới CLB VinaKansai Ninh Bình. Đội bóng này giành quyền lên hạng vào mùa bóng 2009 để lên chơi V-League từ mùa giải 2010. Tuy nhiên, giữa mùa giải 2014, V.Ninh Bình bị bầu Trường giải thể sau vụ việc 11 cầu thủ đội bóng này bán độ trong một trận đấu ở AFC Cup.
Một ông bầu gốc Ninh Bình khác là Nguyễn Đức Thụy cũng mua suất hạng Nhất của CLB Hòa Phát V&V để đưa đội bóng này từ Hà Nội vào TP.HCM với tên gọi mới Sài Gòn.Xuân Thành. Với nguồn lực tài chính mạnh mẽ, đội bóng này lên hạng ngay mùa giải sau đó, nhưng khá bất ngờ bầu Thụy lại rao bán đội bóng cho Công ty Cổ phần Truyền thông Bóng đá Việt Nam (VFM) của bầu Lãm. Vụ mua bán bất thành, bầu Thụy tiếp nhận đội bóng và còn đầu tư mạnh hơn nữa để đội đua vô địch mùa giải 2012 nhưng chỉ đứng hạng 3 V-League và vô địch cúp quốc gia. Đến nay 2013 thì bầu Thụy chán bóng đá và nhường quyền quản lý cho anh trai là Nguyễn Xuân Thủy và đội bóng cũng thi đấu phập phù với những nghi án nhường điểm. Mà đỉnh điểm là khi mùa giải 2013 sắp kết thúc, Sài Gòn.Xuân Thành bị Ban kỷ luật VFF trừ 4 điểm khiến lãnh đạo đội bóng này tuyên bố bỏ giải và nghỉ luôn bóng đá.
Trước đó, bóng đá Sài Gòn cũng chứng kiến “cái chết” của CLB Navibank.Sài Gòn, đội bóng cũng từ địa phương khác chuyển “hộ khẩu” vào TP.HCM. Navibank.Sài Gòn tiền thân là CLB Quân khu 4 ở Nghệ An, được bán cho Ngân hàng Nam Việt do ông bầu Nguyễn Vĩnh Thọ quản lý và được chuyển vào TP.HCM. Vụ mua bán này bắt nguồn từ lời hứa của ông Lê Hùng Dũng khi đó là Chủ tịch Liên đoàn bóng đá TP.HCM rằng không để cho địa phương này là vùng trắng bóng đá đỉnh cao. Sau khi CLB TP.HCM (tiền thân là Cảng Sài Gòn) rớt hạng mùa giải 2009 thì mùa giải 2010 đúng như lời hứa của ông Dũng khi TP.HCM có Navibank-Sài Gòn. Tuy nhiên đội bóng ngân hàng này cũng chỉ chơi 3 mùa giải trước khi bầu Thọ cho giải thể đội bóng vào cuối mùa giải 2012.
Ngoài ra, một đội bóng ít tên tuổi hơn là Sài Gòn United cũng từng chuyển “hộ khẩu” và Sài Gòn rồi sau đó được mua đi bán lại trước khi giải thể. Khởi nguồn từ Trung tâm Đào tạo bóng đá trẻ VST, do anh em tuyển thủ Văn Sỹ Hùng và Văn Sỹ Thủy thành lập cuối năm 2004 tại Nghệ An. Sau 3 năm hoạt động, đội bóng giành quyền thi đấu giải hạng Nhì Việt Nam năm 2008. Thế là doanh nhân gốc Nghệ An, Nguyễn Hải An đã mua đội bóng và đổi tên thành CLB VST-Hải An Sài Gòn United. Đội bóng tiếp tục thành công khi giành quyền lên hạng Nhất và được chuyển vào TP.HCM, đồng thời được đổi tên thành CLB Sài Gòn United.
Nhưng mùa bóng 2009, đội chơi không thành công, bị mất oan 6 điểm (do Thành Nghĩa Quảng Nghĩa bỏ giải) và bị xuống hạng. Bầu An cũng không muốn duy trì đội bóng nữa và bán lại cho Tập đoàn T&T rồi chuyển ngược ra Hà Nội. Đội bóng này tiếp tục bị đổi tên vài lần nữa trước khi giải tán ở mùa giải 2014 với cái tên V&V United. Với việc đón nhận 3 đội bóng chuyển đến rồi cũng đều “chết yểu” nên không lạ khi người hâm mộ Sài Gòn khá dửng dưng với việc CLB Hà Nội sắp chuyển vào.
Trong khi đó, Thanh Hóa và Hải Phòng là 2 đội bóng hiếm hoi từng được chuyển “hộ khẩu” ở nơi khác về mà vẫn còn tồn tại. Sau khi xuống hạng năm 2009, lãnh đạo Thanh Hóa quyết định mua suất V-League và toàn bộ đội hình Thể Công để đưa về Thanh Hóa thi đấu. Trong khi đó, sau khi xuống hạng cuối mùa giải 2012, Hải Phòng đã mua lại suất V-League của K.Khánh Hòa để đưa về đất Cảng.
Đăng lúc: 16:00 15/03/2016
365 ca cuoc - bet365 - bong88
0 nhận xét:
Đăng nhận xét