Tại các quán bar, ở cơ quan, nhà hàng, tại nhà hay những nơi công cộng, một trong những chủ đề ưa thích nhất mà người Pháp nói đến là những cuộc tranh cãi về đội hình đội tuyển Pháp, về các cầu thủ và những HLV. Câu chuyện dài bất tận…
Điều đó thậm chí còn “tăng nhiệt” hơn khi một sự kiện lớn như Giải vô địch châu Âu chuẩn bị khởi tranh tại Pháp.
Pháp không giống như ở Anh, nơi mà niềm đam mê bóng đá được thể hiện một cách mãnh liệt và len lỏi trong mọi khía cạnh của xã hội. Với quá ít sự trông đợi vào các đội bóng như Marseille, Saint-Etienne hay Lens – những đội bóng có Hội CĐV hoạt động với sự chuyên nghiệp cao, mối quan tâm dành cho bóng đá cấp CLB ở Pháp vẫn quá tầm thường.
Lần gần đây nhất nước Pháp đăng cai một giải đấu lớn là năm 1998, khi đội chủ nhà đăng quang. 2 năm sau, Les Bleus vô địch châu Âu khi Zinedine Zidane và các đồng đội thể hiện sức mạnh thống trị.
Gần 1,5 triệu CĐV Pháp đã đổ ra các nẻo đường tại Paris và tập trung tại đại lộ Champs-Elysees trong cái đêm mà Zizou ghi 2 bàn thắng từ cú đánh đầu siêu hạng trong trận chung kết thắng Brazil 3-0.
"Đêm nay, tôi tự hào mình là người Pháp," cựu tuyển thủ David Ginola hét lên sau chiến thắng đó, "Tự hào bởi bóng đá của chúng tôi đã được ghi nhận khắp thế giới."
Nhưng đêm đó cũng không thể tạo ra một ảnh hưởng bền vững trong xã hội Pháp.
18 năm sau, tuyển Pháp là một trong những ứng viên vô địch EURO 2016, với các cầu thủ hàng đầu được tuyển chọn từ những CLB hàng đầu thế giới, từ Manchester United đến Bayern Munich.
Những Học viện đào tạo cầu thủ hàng đầu ở nơi đây vẫn… giữ truyền thống tìm kiếm, phát triển rồi “xuất khẩu” những tài năng xuất sắc nhất đi khắp châu Âu. Những Hugo Lloris, Eliaquim Mangala, N'Golo Kante, Olivier Giroud, Anthony Martial hay Dimiti Payet hiện giờ đang khiến cho fan hâm mộ bóng đá Anh phấn khích hàng tuần. Ở Đức, tài năng trẻ Kingsley Coman tấn công Bundesliga bằng những bước chạy tốc độ, hay Paul Pogba là ngôi sao số 1 trên hàng tiền vệ CLB Juventus. La Liga thì có Antoine Griezmann khuấy đảo.
Ở quê nhà, đó là một câu truyện khác. Một màu u tối.
Trong khi Thủ đô London có 5 đội bóng tranh tài tại Premier League mùa giải vừa qua thì kinh đô ánh sáng Paris chỉ có duy nhất Paris Saint-Germain ở Ligue 1.
"Bóng đá Pháp không phải là môn thể thao số 1 ở Pháp trong giai đoạn trước những năm 1930 – 1940. Thời điểm đó, đua xe đạp mới là môn thể thao quốc gia," nhà xã hội học Christian Bromberger chia sẻ trên The Associated Press, "Tại Anh, giải VĐQG bắt đầu từ năm 1871. In England, the league started in 1871. Quan trọng không kém, Pháp không phải là một quốc gia mà người dân dùng sức mạnh để đòi hỏi về vấn đề bản sắc, vùng miền, như Italia là một ví dụ. Và sự tương quan giữa các tầng lớp lao động ở Pháp cũng không sánh được với Anh. Nước Pháp không có những cá tính tạo nên một niềm đam mê trọn vẹn với bóng đá."
Mặc dù bóng đá vẫn đang là số 1 ở Pháp với hơn 2 triệu người là hội viên tại các CLB, mối quan tâm tới giải VĐQG Pháp lại chưa bao giờ thấp đến thế, trong khi số được các CĐV đến sân rất hạn chế cho dù có những địa điểm được cải tạo, xây dựng mới để phục vụ cho VCK Euro.
"Vấn đề cơ bản với Pháp là chất lượng nghèo nàn của giải VĐQG," Philippe Broussard – người có các tài liệu về các hội CĐV trên khắp thế giới hơn 2 thập kỷ qua, nói.
"Trong những năm 1980, 1990, trình độ của giải VĐQG Pháp rất cao. Có sự hiện diện của những cầu thủ đẳng cấp thế giới kéo theo các SVĐ luôn đầy chật CĐV. Còn hiện tại, trình độ giải đấu rất thấp và người dân không phải là những kẻ ngốc. Họ có thể thấy điều đó, họ không cần nhìn vào kết quả đạt được của các đội bóng Pháp tại Cúp châu Âu để biết."
Không một CLB nào của Pháp, kể cả Marseille – đội vô địch Champions League năm 1993, đủ khả năng cạnh tranh ở giải đấu hàng đầu khu vực. Thậm chí, cả với sự đầu tư của những ông chủ người Qatar, PSG cũng không thể loại được đối thủ từ phía Nam sau 4 mùa giải liên tiếp chia tay tại vòng tứ kết.
Nhưng PSG lại là đội đang thống trị giải quốc nội một cách tuyệt đối, hủy hoại bất kỳ một sự mong chờ về tính cạnh tranh tại các giải đấu. Quá thiếu sức hấp dẫn.
Mùa giải vừa qua, PSG kết thúc với số điểm 96, hơn đội đứng thứ 2 là Lyon tới 31 điểm. Đội bóng của HLV Laurent Blanc ghi 102 bàn và chỉ thủng lưới 19 lần trong 38 trận.
"Trình độ xuống cấp, những cầu thủ giỏi tìm cách ra đi và PSG ngoại lệ, không có một nhà đầu tư lớn nào quan tâm đến các CLB," Broussard nói tiếp, "Cách giải quyết là 2 hoặc 3 đội bóng mạnh được chống lưng bởi những công ty lớn. Nhưng lúc này, PSG không có đối thủ. Kết quả là người Pháp quan tâm đến kết quả của trận Arsenal gặp Man City nhiều hơn là xem Guingamp đối đầu Nice. Thực sự rất buồn."
Theo Broussard – hội viên của PSG và thường xuyên đến sân Parc des Princes từ năm 1974, các nhà lãnh đạo Pháp cũng có trách nhiệm vì những sân bóng thiếu cảm xúc.
Ông cho rằng, họ kìm hãm văn hóa bóng đá bằng một thái độ thô bạo đối với các CĐV, thất bại trong việc phân biệt giữa hooligan và những CĐV chân chính cổ vũ cho đội bóng của họ.
Kết quả là hơn 200 lệnh cấm đến các sân khách đối với các CĐV mà các nhà chức trách đưa ra trong năm qua.
"PSG đã có một cách quản lý để tránh xa những người có thể gây rắc rối bằng một kế hoạch rất chặt chẽ và điều đó là cần thiết," Broussard nhớ lại cuộc chiến giữa các nhóm hooligan của chính PSG cho đến khi có một chiến dịch đàn áp khổng lồ cách đây 5 năm. Đó là việc làm tốt, nhưng các nhà chức trách sau đó nghĩ rằng, điều đó tốt để mở rộng chương trình đến với mọi CLB ở Pháp. Vấn đề là, với lệnh cấm đi lại với các CĐV, các SVĐ trống rỗng. Và chẳng có chút không khí nào ở các trận đấu.
Với tình hình này, đội tuyển Pháp gánh một trọng trách nặng nề tại VCK EURO 2016, mặc dù rất có thể, nếu có đăng quang thì hiệu ứng đối với xã hội cũng chỉ trong một thời gian ngắn, như thời điểm 1998 và 2000 của Zidane cùng các đồng đội.
Tổng hợp - Đăng lúc: 15:55 07/06/2016
0 nhận xét:
Đăng nhận xét